(Hình: Google Search)
Kỳ này, xin dành để trả lời một số câu hỏi đại diện cho rất nhiều câu hỏi được đặt ra sau bài “Khi đi mưa, phải dùng áo mưa!!!” hôm Thứ Bảy tuần trước.
Hỏi:
Đáp:
Như đã nói kỳ trước, có ba loại chất liệu dùng làm condom. Loại làm bằng màng ruột của con cừu (được gọi là “lambskin”) không an toàn trong việc phòng siđa cũng như các bệnh hoa liễu khác. Còn hai loại kia tức là polyurethane và latex tương đối an toàn hơn. Cho tới nay, “áo mưa” đàn ông làm từ latex tương đối được nhiều tổ chức sức khoẻ tin tưởng nhất. Nếu được làm bằng chất liệu an toàn thì dù có gờ, có thêm “gai” hay vân vân và vân vân đều có tác dụng bảo vệ như nhau nếu được dùng đúng cách.
Các loại “áo mưa” với các kiểu cọ khác nhau (có gờ, có “gai”, có lông…) có tăng thêm khoái lạc hay không là một yếu tố rất chủ quan. Có người thấy sướng hơn, có người thấy “ghê” hơn. Người duy nhất có thể cho câu trả lời chính xác chính là hai người trong cuộc.
Những điều quan trọng cần nhớ khi dùng “áo mưa” để bảo đảm an toàn là:
Nếu đợi tới lúc sắp xuất tinh mới mang bao vào thì vừa không phòng được bệnh một chút nào (vì sự tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục của mỗi bên với dịch sinh dục -là chất có thể chứa mầm bệnh- của bên kia đã xảy ra), vừa không có hiệu quả trong việc ngừa thai (vì dù tinh dịch chưa được phóng ra, nhưng cũng có thể đã rỉ ra một ít đủ để đậu thai).
Một khi condom đã bị bể, nếu biết, cần phải “rút quân” ngay lập tức. Cả hai bên nên cấp tốc chạy ngay vào … buồng tắm để rửa bộ phận sinh dục của mỗi bên, sau đó xả hết nước tiểu (để hi vọng đẩy được các mầm bệnh ra ngoài được chút nào hay chút đó). Ngày hôm sau, có thể gặp bác sĩ để được cho dùng thuốc ngừa thai (morning-after birth control) và trị các bệnh hoa liễu thường gặp nếu cần.
Nếu biết cách chọn, “bảo trì” và sử dụng đúng cách, thường một “áo mưa” cũng đã đủ an toàn. Các “tai nạn” xảy ra thường là do chọn, cất giữ, sử dụng condom không đúng cách chứ không phải do chất lượng của condom không đáng tin. Cho đến nay, hình như chưa có ai nghiên cứu về việc dùng hai bao bao thay vì một bao có hiệu quả gì tốt hơn hay không.
Mặc hai “áo” có thể làm cho “nực nội” và khiến giảm khoái lạc. Tuy nhiên, ở những người quá cẩn thận, nếu việc dùng hai “áo” giúp cho cả hai an tâm hơn và do đó dễ đạt được khoái cảm hơn, điều đó cũng tốt. Cần nhớ rằng ngay cả với hai “áo”, nếu dùng không đúng cách, cũng không an toàn hơn là dùng một “áo” chút nào.
Tóm lại, mô tả thì có vẽ phức tạp, nhưng chỉ cần để ý lần đầu, việc mặc “áo mưa” có thể được thực hiện một cách hoàn hảo, nhẹ nhàng chỉ trong chớp mắt. Mặc áo mưa cho ấm áp, an toàn để đi trong mưa có phải vừa giúp tránh được bệnh tật, vừa giảm được “ắc xi đần”, vừa tập trung được tâm trí vào việc thưởng thức cảnh sơn thủy hữu tình?
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khoẻ có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
August 7, 2004